Bài đăng phổ biến

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Linh Muc-Chung Nhan Duc Kito


              Vào ngày 16 tháng 03 năm 2009, trong diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi cho Bộ Giáo sĩ nhân cuộc họp khoáng đại, trong thư ngài đã tuyên bố mở năm đặc biệt dành cho các linh mục, hay còn gọi là Năm Linh Mục. Khi đọc tin này, tôi thấy sự quan tâm rất đặc biệt của Đức Thánh Cha đã dành cho các linh mục. Đồng thời, ngài cũng thấy những điều mà ngài cần và phải có trách nhiệm đối với linh mục trong thời đại hôm nay. Do đó, trong bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, Tổng thư ký Bộ Giáo Sĩ, về Năm Linh Mục, ngài đã nói lên mục đích mà Đức Thánh Cha muốn tỏ bày trong Năm Linh Mục như sau: Chúng ta đều biết Đức Thánh Cha đặc biệt chú ý đến cuộc sống, nền tu đức, việc thánh hóa và sứ mệnh của các Linh Mục. Như thế, có thể nói, Đức Thánh Cha quan tâm đến đời sống thiêng liêng và đời sống mục vụ của các linh mục đang đối diện với một thời đại có nhiều biến chuyển, trong đó điều đáng quan tâm nhất là giá trị con người, nếu không muốn nói là đang đánh mất căn tính nguyên bản của hành trình làm con Thiên Chúa. Điều đó cũng có nghĩa là ngài muốn hun đúc thêm cho các linh mục một sức sống, một nguồn nhựa sống thần linh hầu làm dậy men lại căn tính thật cho chính linh mục, cho thế giới, hay ít nhất là cho đoàn chiên mà Chúa đã giao phó cho các linh mục.

Trong chiều kích đó, người viết cũng muốn bám theo luồng ánh sáng mà Đức Thánh Cha đã thắp lên trong Năm Thánh Linh Mục này. Người viết không tham vọng nói lên điều gì lớn lao, nhưng đây là dịp đặc biệt mà tôi muốn suy tư chút gì nho nhỏ giữa một đại dương bao la hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho linh mục, để nói lên căn tính ơn gọi linh mục mà Thiên Chúa ban tặng một cách nhưng không.

1.      Chức Thánh (chức Linh mục) là hồng ân vô giá Chúa tặng ban

T một thụ tạo nhỏ bé và mọn hèn trong dương gian, nhưng Chúa đã đưa con lên hàng Khanh Tướng[1]. Thật là một ân ban mà con người không thể hiểu cho tần tượng bằng lý trí của loài người. Làm sao mà hiểu nổi, xét về mặt tự nhiên thì hôm qua mới chỉ là thầy, chỉ là anh và chỉ là…nhưng hôm nay được mọi người đều chúc mừng tân “Linh Mục” và từ đây được gọi là “Cha”! Và họ sẽ dành mọi điều quý trọng nhất cho cha. Nhưng đó là hồng ân, mà duy chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền ban cho theo lòng nhân ái và ý muốn của Ngài để từ đó linh mục hằng luôn chúc khen Thiên Chúa suốt cuộc đời:

Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người,
Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử
nhờ Đức Giê-su Ki-tô,
để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời,
ân sủng Người ban tặng cho ta
trong Thánh Tử yêu dấu. (Ep 1, 5-6)

Thánh Phaolo đã chỉ rõ và khẳng định ân sủng mà duy chỉ có Thiên Chúa Toàn Năng ban tặng cho những ai một lòng trung tín với Ngài. Do vậy, linh mục là hình ảnh và luôn mang nơi mình cả nhân thần của Đức Kitô. Bởi thế linh mục phải có trách nhiệm làm cho mọi người thấy được sự thiện hảo của Người. Vì linh mục là khí cụ trung gian mà Thiên Chúa dùng để truyền tải tình yêu của Ngài, và ngược lại con người cũng muốn gặp gỡ Thiên Chúa nơi linh mục: Thiên Chúa là sự phong phú duy nhất mà người ta ao ước tìm gặp nơi một linh mục.[2]

Như thế, hồng ân lớn lao đó không chỉ để ôm ấp, nhưng phải chia sẻ và phân phát cho mọi người. Sứ mạng đó các tân chức đã được Đức Giám mục truyền trong ngày nhậm chức: Các con tin những điều các con đã được học, dạy người ta những điều các con đã tin và hãy thực hành những điều con đã dạy.

2.      Chức Thánh là để phục vụ

Khởi nguồn từ Đức Giêsu là linh mục Thượng Phẩm, Ngài đã nói: Thầy đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mc 10,45). Đời linh mục là một cuộc đời ra đi và ra đi dẫm theo bước chân của Thầy Giêsu. Vì ra đi trong hân hoan của hồng ân vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho đời linh mục. Được lớn lên và được mời gọi gữa muôn người, chức thánh cũng được chọn để ra đi vui đời phục vụ cho Thiên Chúa và mang Đức Giêsu tới khắp bốn phương. Noi gương thánh Thánh Gioan Maria Vianney là: “Một mục tử tốt, một mục tử theo con tim của Thiên Chúa, đó là kho tàng lớn nhất mà Thiên Chúa nhân lành có thể ban cho một giáo xứ, và là một trong những hồng ân quí giá nhất của lòng từ bi Chúa” (Le Curé d'Ars, Pensées, présentés par l'abbé Bernard Nodet, DDB, Foi Vivante, 2000, p.101)[3]. Có thể nói, cuộc đời linh mục là một mầu nhiệm, nếu chúng ta không nhờ ơn Chúa giải bày thì chúng ta không thể hiểu được: Tại sao họ ra đi và dấn thân làm chứng và rao truyền Lời Chúa một cách quyết liệt như thế? Từ lúc tôi chưa có, từ lúc tôi trong lòng mẹ và từ lúc tôi sống giữa muôn người thì Ngài đã chọn tôi! Và từ tiếng gọi rất riêng tư và rất linh thiêng đó, sứ mạng linh mục được Chúa chăm nom từng ngày và từng giờ. Mọi ý định và việc thụ huấn đều được xây trên nền tảng và căn tính của Linh mục thượng phẩm Giêsu. Như thế, đời sống của linh mục là phục vụ cách nhưng không thì cũng cho lại nhưng không như vậy. Điều này hầu giúp linh mục tái khám phá sự cao trọng của hồng ân mà làm cho linh mục mãi mãi đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu và thánh hóa linh mục trong sự thật (Ga 17,19). Đành rằng có những chướng ngại vật luôn ngăn cản, nhưng ơn Chúa không những giúp các ngài chiến thắng, mà còn: ơn nghĩa Chúa thấm vào ngôn ngữ, mở miệng ra là chữ chân thành, chính Ngài thúc đẩy tâm linh, đi tìm chân lý thật tình say sưa (Thánh thi, Kinh Sáng, thứ 3, tuần III, Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ).

3.      Linh mục là người chứng nhân khôn ngoan và trung tín?

Đối với linh mục, địa bàn của đời sống nội tâm chính là sự suy niệm (nguyện ngắm). Chính từ suy niệm mà ta tìm được hai nguồn mạch phong phú thiêng liêng, đó là: Sự khôn ngoan và lòng bác ái.[4] Hành trình đời linh mục là một chuổi ngày tháng làm chứng cho Thầy Giêsu. Nhưng vấn đề làm chứng bằng cách nào, như thế nào mới đem lại hoa trái cho Thiên Chúa và cho Giáo hội. Có lẽ linh mục phải bám lấy điều Thầy Giêsu đã dạy: Anh em hãy khôn ngoan như con rắn và hiền lành như bồ câu (Mt 10,16).

Thực sự khi nói điều đó xem ra dễ dàng, nhưng thực tiễn mới là điều khó.  Do đó, trong thánh lễ truyền chức, tân linh mục sẽ xin ơn khôn ngoan để phục vụ và sống cho trọn đời linh mục. Cuộc sống linh mục luôn gắn với sự khôn ngoan và lòng trung tín, nếu không sẽ dễ dàng xa lánh Thiên Chúa. Tự bản chất, thiên Chúa là Khôn Ngoan và một lòng Trung Tín, nên linh mục phải thường xuyên kết hiệp với Chúa để luôn có nguồn ơn khôn ngoan va lòng trung tín. Căn tính của linh mục là thế, nhưng vì cuộc sống và sự tương quan, đôi khi có những thiếu sót lẫm lỗi, nhưng chính lúc đó linh mục nhận biết để xa lánh thì là một sự tuyệt hảo, vì như thánh Phaolô nói: khi tôi yếu, đó chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,10).

Thế giới ngày nay, tương lai hay quá khứ thì hình ảnh linh mục vẫn luôn là hình ảnh của Đức Kitô. Và nếu có khác thì khác về cách thức và diễn tả mà thôi, còn căn tính và bản chất hình ảnh của linh mục là thánh thiện, can đảm, khôn ngoan và trung tín để rao truyền Đức Kitô cho thế gian, vì thế gian đang mong đợi.

Linh mục là chứng nhân của Đức Kitô. Việc chứng nhân đó phải bắt nguồn từ mầu nhiệm Ba Ngôi và căn tính của tình yêu hiệp thông trọn vẹn. Điều này, linh mục phải làm chứng bằng khí cụ trung gian bắc cầu giữa Thiên Chúa và giáo dân. Nghĩa là phải diễn tả được tình yêu Thiên Chúa cho giáo dân thấy và để họ tri biết hương vị tình yêu tuyệt hảo đó. Đồng thời linh mục cùng tạo dịp và cơ hội để cho họ tiếp cận và diện kiến với Thiên Chúa. Cũng có nghĩa, linh mục luôn phải sống trong-sống với Đức Kitô và sống cùng giáo dân, đây cũng là cơ hội để linh mục sống lại mầu nhiệm khi lãnh nhận chức thánh, chức dành cho cộng đoàn, hầu thánh hóa toàn vẹn nhờ sứ mạng làm chứng.

Sứ mạng của Giáo hội là loan truyền Tin Mừng cho thế gian. Vậy để thế gian được nhận biết Chân Lý thì buộc phải có những chứng nhân, mà linh mục là những chứng nhân tiên phong của Đức Kitô, vì họ được xây dựng trên căn tính của Thầy Giêsu. Khi được lãnh nhận thừa tác, lúc đó cũng là lúc mang sứ mạng chứng nhân và coi sóc Dân Chúa. Vì thế, linh mục là người khôn ngoan trực tiếp thay mặt Chúa để hướng dẫn dân Người và đưa đoàn chiên về một Chúa Chiên. Vì thế, linh mục khôn ngoan và trung tín là: hãy chăn dắt doàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên (1 Pr 5, 2-3)   

4.      Moät vaøi caûm nhaän vaø suy tö về đời sống linh mục

a.      Đời sống thiêng liêng là nền tảng

Ngạn ngữ Mỹ có câu: Sắc đẹp là hoa, còn đạo đức là quả của cuộc đời. Người ta quan niệm thế đó, cái gì là bề ngoài thì không bằng cái bên trong, không giá trị bằng cái bên trong. Nghĩa là, nền tảng để làm cho con người trở thành người thực sự là đức hạnh, chứ không phải do đẹp trai hay đẹp gái, cũng không phải nói hay hoặc nhiều tài. Nếu là người mà không có đạo đức, hay đạo đức kém thì đời người không hoàn bị đối với ngôi vị của chính mình.

Theo tôi, linh mục là người trung gian, người thay mặt Chúa để đồng hành và chia sớt với dân mà Chúa giao phó. Do vậy, đời sống thiêng liêng rất cần thiết với linh mục, nếu không muốn nói là phải cần thiết trong từng giây từng phút. Thánh Ambrôsiô nói rằng: Hỡi linh mục, khốn cho cha, nếu dần dần cha bỏ cầu nguyện, rồi đi đến quyên nhận biết mình, quyên bổn phận và trách nhiệm được trao phó cho cha, rồi cha bắt đầu sống thiếu ý thức thánh thiện, sống buông thả, bị những điều xấu từng ngày đục khoét, rút rỉa, đang khi cha đang cầu van xin ánh sáng của Chúa.[5] Vì linh mục là người mang Chúa đến cho người ta gặp gỡ, hay ngược lại, người ta cần gặp gỡ Chúa qua linh mục. Như thế, nơi con người và cuộc sống của linh mục phải luôn có Chúa, vì Chúa là gia nghiệp đời con. Giáo Hội đang cần những linh mục thánh thiện; cần những thừa tác viên giúp các tín hữu cảm nghiệm lòng từ bi thương xót của Chúa và là những chứng nhân đầy xác tín về tình yêu này[6]. Đời sống thiêng liêng là thiết yếu nhất cho linh mục, thứ đến mới đời sống mục vụ. Đời sống thiêng liêng như là nguồi suối làm tươi mát đồng lúa, làm cho đời linh mục luôn mang một tâm tình vui đời phục vụ. Như thánh Augustin: Yêu đi rồi muốn làm gì thì làm. Linh mục là biểu tượng của tình yêu, là biểu tượng của Đức Giêsu, vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4, 8). Đời sống thiêng liêng nghiêm túc là nền tảng hầu mang lại hiệu quả trong công việc mục vụ và xứng hợp với thiên chức của ngài. Ðể chức vụ đó thực sự là nguồn mạch đời sống thánh thiện, cần phải thỏa đáng các điều kiện: các ngài phải tỏ ra "dễ dạy" với ơn thánh, biết lắng nghe theo tinh thần của Chúa Kitô, Ðấng đã hiến mang sống mình cho các ngài và còn tiếp tục dìu dắt các ngài. Một khi hoạt động nhiệt thành với tinh thần bác ái mục vụ các ngài sẽ ứng dụng trong chính đời sống của các ngài lời Chúa mà các ngài rao truyền, các ngài cũng tự hiến thân cho Chúa cùng với Thánh Lễ các ngài dâng để rồi hiến thân cho những người các ngài coi sóc như những đấng chăn chiên thật. Ðời sống Linh Mục vì thế trở nên duy nhất và hòa hợp vì chức vụ của các ngài giúp sống nội tâm, và đời sống nội tâm lại soi dẫn hoạt động tông đồ. Các ngài được mời gọi noi gương Chúa Giêsu, Ðấng coi "của ăn của Người là làm theo Thánh Ý Ðấng đã sai Người và hoàn thành công việc của Ngài".[7]

            Như thế, đời sống linh mục xem ra khác thường với đời sống trần tục? Đúng, vì các ngài đã chọn một cuộc sống theo Đức Giêsu. Bởi vậy các ngài phải có một cuộc sống tách khỏi những nếp sống coi như thế tục, và thay vào đó là một đời sống được nuôi dưỡng và bao bọc bởi tình thương và lòng mến của Thiên Chúa qua đời sống thiêng liêng của ngài. Vì mục đích và cứu cánh hay nói cách khác căn tính của linh mục, “là” linh mục chứ không “làm” linh mục, đây là một khế ước muôn đời chứ không phải tạm thời. Thế nên bản chất linh mục phải luôn đi trước hành động hầu làm sáng danh Thiên Chúa Ba Ngôi chứ không phải làm vinh danh cho bản thân linh mục.

b.      Nhng thách đố của linh mục trong thời đại ngày nay

Các linh mục ngày nay phải làm quen nếu không muốn nói là phải đối diện với xã hội có nhiều biến chuyễn, với những trào lưu văn hóa, với sự phát triển hiện đại và phong phú của khoa học kỹ thuật, đồng thời có những thay đổi về cơ chế chính trị. Những điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc loan báo Tin Mừng, cai quản và sinh hoạt của các ngài. Vì thế, trong những hoàn cảnh đó, hơn bao giờ hết ngoài những giáo huấn của Giáo hội, linh mục phải bám và cậy trong vào ơn Chúa một cách mãnh liệt, nghĩa là: Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là chính Đức Kitô sống trong tôi (Gl 2, 20).

Trong công việc mục vụ, sự đòi hỏi của giáo dân đối với linh mục quả là một điều đầy phiền toái. Thực sự, linh mục đang phục vụ cộng đoàn không phải riêng một thứ việc, nhưng là nhiều thứ việc. Bên cạnh đó, giáo dân luôn đòi hỏi linh mục phải đáp ứng một cách đầy đủ cho từng việc họ cần, cho từng giáo dân. Do vậy, nhiêu lúc vì áp lực công việc, một phần giáo dân không thông cảm thiếu tế nhị nên đôi lúc đã xẩy ra những chuyện không tốt giữa giáo dân va linh mục. Linh mục là người công chúng, nên dễ gì mà đáp ứng, hay sống vừa lòng với hết thảy mọi người được. Cùng một vấn đề, nhưng kẻ này khen hay, kẻ kia thì chê dỡ, luôn sống với cảnh làm dâu trăm họ. Có nhiều nơi, giáo dân thường phàn nàn cha xứ giảng dài, làm lễ lê thê, sống hướng ngoại nhiều hơn, hay nóng nảy, ít thăm hay gặp gỡ giáo dân…và ngược lại. Trong hoàn cảnh này, chính là lúc thanh luyện và giúp linh mục thi hành nhánh ý của Chúa, như thánh Phao lô nói:  Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa (1Pr 1,7).   

Ngoài những khía cạnh khách quan, cũng cần nhận định đôi chút về vấn đề chủ quan. Thật sự tôi cũng ngại nói đến những vấn đề mà mình không muốn nói, nhưng trong năm đặc biệt này, thôi thì cũng gan dạ chút để nói những gì mình đã mắt thấy tai nghe, đồng thời cũng là dịp để mình suy gẫm cho con đường mà mình đang bước đi. Có lễ đây cũng là một thách đố lớn cho cho ơn gọi linh mục! Nói đến linh mục, tôi nghĩ ngay đến trách nhiệm và nghĩa vụ của các ngài, đó là: công bố Tin Mừng, cử hành các Bí tích và Á Bí tích, phục vụ cộng đoàn và gặp gỡ mọi người. Nhưng trong thực tế, có đôi lúc các ngài thi hành quá nhiều việc đến nỗi lơ là đời sống thiêng liêng của chính mình, chứ chưa nói đến trách nhiệm cử hành phụng vụ và bí tích cho cộng đoàn. Cũng lắm lúc các ngài quan tâm đến việc xây nhà thờ, nhà xứ, mua xe hơi, kinh doanh bất động sản … hơn là xây dựng niềm tin và lòng mến cho giáo dân! Nếu cứ mãi như thế thì sứ mạng làm chứng cho Đức Kitô có phù hợp chưa? Nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối cho mặn lại?(Mt 5, 13).

Nhưng tự căn tính thì linh mục vẫn là chứng nhân của Đức Kitô. Cho là thế này hay thế kia đi chăng nữa thì đó là những thành phần nhỏ, bên cạnh đó còn biết bao chiến sỹ chứng nhân của Chúa đang ngày đêm phục vụ và rao giảng Tin Mừng bằng nhiều khía cạnh và khả năng của các ngài. Đức Giêsu, Thầy chí thánh của chúng ta cũng phải thử thách trăm chiều, nhưng vẫn chiến thắng; Giáo hội, hiền thể của chúng ta đã có lúc giống như tật nguyền vô dụng, nhưng nhờ Thần Khí hiền thê vẫn hiên ngang tiến bước. Giáo hội phong phú và phát triển là nhờ sự cộng tác, hy sinh và nhiệt thành của các ngài. Giáo dân được bình an là nhờ các ngài như khí cụ và là người trung gian mang ơn phúc của Chúa đến cho họ.

Tóm lại, trách nhiệm của chúng ta là phải có lòng nhiệt thành với các ngài qua lời cầu nguyện, qua sự cộng tác và qua sự cảm thông trong tình yêu mến của Thiên Chúa. Tôn kính các ngài qua chức thánh mà Thiên Chúa đã trao ban để phục vụ chúng ta, đồng thời nhìn vào gương Đức Giêsu là linh mục Thượng Phẩm và biết bao linh mục thánh thiện, nhiệt tình, hăng say và hy sinh đã, đang và sẽ làm chứng cho Chúa cả cuộc đời. Điều này, chúng ta phải thể hiện một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong Năm Linh Mục này, để “dầu thức hay ngủ, chúng ta chũng thuộc về Người”(1Tx 5,10). 



Nguyễn văn Bàng, svd



[1] KIM LONG, Baøi haùt: Tình yeâu Thieân Chuùa
[2] ÑTC Beâneâñictoâ XVI, Diễn từ trong cuộc họp khoáng đại với Bộ Giáo sĩ, ngày 26/05/2009
[3] Trích lại trong bài:Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi cho các Linh mục tĩnh tâm tại họ Ars, Pháp, ngày 2/10/2009
[4] Hoàng Y BERTRAM, Ñaëc suûng cuûa ñôøi Linh muïc, NXB Toân Giaùo, tr 24
[5] BENOIT VALUY,SJ, Ñôøi soáng linh muïc, Lm Vinh Sôn Ñònh chuyeån ngöõ, 2001, tr 3
[6] ÑTC Beâneâñictoâ XVI, Baøi dieãn vaên khai maïc Naêm Linh Muïc, ngaøy 19/06/2009
[7] Vatican II, Sắc lệnh về đời sống và chức vụ Linh mục(PO), Lời giới thiệu, số 4, a

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét