Bài đăng phổ biến

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Bé sơ sinh 2 đầu chào đời ở Brazil

(Dân trí) - Một em bé đặc biệt vừa chào đời ở Brazil với 2 đầu, 2 bộ não và chỉ có chung duy nhất 1 quả tim. Bé vẫn hoàn toàn khỏe mạnh sau khi được sinh ra.
Em bé 2 đầu tại Brazil.
Các bác sĩ ở Brazil cho biết đây là một trường hợp đặc biệt. Các bác sĩ cũng chưa dám chắc là có thể phẫu thuật để tách rời các bé ra một cách an toàn hay không.

Em bé 2 đầu được đặt tên thứ tự là Jesus và Emanuel. Bé có 2 bộ não và 2 xương sống riêng biệt, tuy nhiên bé chỉ có một quả tim.

Jesus và Emanuel được sinh ra bằng phương pháp mổ, vì do sự phát triển dị dạng nên các bé không thể sinh ra một cách tự nhiên như những người khác. Em bé sinh ra có trọng lượng là 4,5 kg vào sáng thứ 2 trong một bệnh viện nhỏ tại tiểu bang Para ở miền nam và sau đó được chuyển đến một bệnh viện ở bang Belem bằng máy bay, nơi có các thiết bị y tế hiện đại để đảm bảo cho việc chăm sóc.

Nữ bác sĩ Neila Dahas, người trực tiếp chăm sóc cho em bé mới sinh, cho biết: “Việc tách đôi em bé ra là không thể bởi vì các bé đều có chung nhiều bộ phận nội tạng. Theo như con số thống kê mà chúng tôi biết được thì hấu hết những bé sơ sinh trải qua ca phẫu thuật và có xác suất sống cao hơn là những bé có ít cơ quan nội tạng chung”.

Ngoài ra, bác sĩ Neila Dahas còn cho biết thêm: "Rất khó để có thể chọn lựa ra chiếc đầu nào sẽ bị loại bỏ bởi vì cả hai bộ não đều có chức năng hoạt động bình thường như nhau".
Lê Kiên

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2011

CHUYỆN GIÁNG SINH

Sơ Catherine ở cùng dòng tôi, nhưng sơ đã qua đời trước khi tôi gia nhập. Sơ ra đi để lại cho đời một quyển sách duy nhất và giá trị có tựa đề “My Beloved”. Thoáng nhìn tựa đề người ta tưởng là chuyện tình yêu lứa đôi. Nhưng thật sự là chuyện ơn gọi của sơ và về lịch sử trước thời công đồng Vatican II. Nên quyển sách của sơ rất nhiều đọc giả chú ý tới. Quyển sách đó đã thu hút được vài ơn gọi và một số người quí mến, đặc biệt là cô Carppi Smith là người bạn chung thuỷ lâu năm của nhà dòng. Từ lúc gọi bằng chị, cô, bà, rồi cụ.

Mỗi khi đến ngày lễ nào đặc biệt cô cũng đều gởi thiệp và ủng hộ một số tiền. Còn ngày lễ Giáng Sinh thì cô gởi cho một thùng quà rất lớn, trong đó có khoảng 30 thứ đồ linh tinh rất hửu dụng. Đơn sơ như cây kem đánh răng, hộp tissue, hộp bút, và những đồ linh tinh khác... Có được những món quà đó, tôi nghĩ cô đã chuẩn bị đến cả năm, và tốn nhiều giờ gói lại nhiều món quá đó xem thật đẹp mắt.

Năm đầu chân ước chân ráo tôi không biết nhiều về cô. Nhưng lần lượt Giáng Sinh nào cô cũng tặng như thế. Thỉnh thoảng tôi nhủ mình nên viết thư cho cô trong những ngày lễ. Chữ cô viết rất khó đọc, nhưng tôi cảm thấy yên tâm. Giờ đây mỗi ngày càng khó khăn hơn vì tuổi già sức yếu, và trí nhớ hay quên. Cô chọn sống cả đời độc thân, ngày nào cũng đi lễ. Cô là người bạn bí ẩn của nhà dòng không cho biết mặt, có lần tôi xin cô một tấm hình, nhưng cũng không thành công. Gia đình cô ai cũng về với Chúa, chỉ mỗi mình cô là còn sống xót trong cô đơn tuổi già. Tôi nhớ năm ngoái cô đã chuẩn bị những món quà xong rồi, nhưng vì không nhớ là để đâu. Mãi đến 5-6 tháng sau cô mới tìm ra.

Tôi rất phục tấm lòng vàng của cô nhất là tình bạn chung thuỷ, và hơn 30 năm tặng quà cho ngày Lễ Giáng Sinh như thế. Cô là một tấm gương sáng cho
tôi biết nghĩ đến người khác nhất là trong Mùa Giáng Sinh. Vì trong mùa này tuy mang lại niềm vui cho nhiều người. Nhưng cũng mang tâm sự buồn cho người khác , nhất là người sống xa gia đình, người mồ côi, người vô gia cư, người trong tù, người nghèo khổ thiếu cơm áo. Tôi ước mong cho đi những gì tôi có thể như tình thương, và lời cầu nguyện và tôi cũng có quà tặng đến những nơi nghèo bên quê nhà. Đang chờ những món quà......

Lạy Chúa Hài Đồng chúa chính là món quà của Mùa Giáng Sinh. Con xin cho toàn thế giới sớm có bình an, không còn chiến tranh nửa như lời Chúa chúc "Bình An Dưới Thế Cho Người Thiện Tâm".

Tháng 12 ngày 9 năm 20011
Sr. Hoàng Yến




Tác giả Sr. Hoàng Yến /http://www.dunglac.org/index.php?m=home&v=detail&ia=18690

Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011

Mèo triệu phú ở Italy

Tommaso đã trở thành chú mèo giàu nhất thế giới với tài sản thừa kế trị giá hàng triệu USD từ người chủ mới qua đời ở Rome.


Sau khi người chủ là quả phụ của triệu phú trong ngành xây dựng qua đời vào tháng trước, Tommaso chú mèo 4 tuổi đã trở thành "ông trùm bất động sản". Chú sở hữu hàng loạt nhà đất trên khắp Italy từ Milan ở phía bắc đến tận Calabria ở phía nam với tổng trị giá lên đến 13,3 triệu USD.

Tammaso, chú mèo giàu nhất trên thế giới. Ảnh: Alamy

Luật pháp Italy không cho phép vật nuôi được thừa hưởng tài sản thừa kế trực tiếp từ chủ nhưng sẽ được hưởng thông qua tổ chức hoặc cá nhân được ủy thác. Trong di chúc viết năm 2009, bà chủ của Tomasso đã yêu cầu các luật sư của mình tìm một tổ chức bảo vệ động vật để chăm sóc cho Tommaso và quản lý số tài sản Tomasso được "thừa kế".
Tuy nhiên, Anna Orechioni, một trong những luật sư, cho biết họ đã xem xét nhưng không tìm thấy tổ chức nào đáp ứng được yêu cầu và đảm bảo cuộc sống đầy đủ cho chú mèo sau này.
Trước đó, chủ của Tommaso từng gặp Stefania, y tá, một người yêu mèo tại công viên, và bà đã quyết định ủy thác việc chăm sóc Tommaso và tài sản của chú cho Stefania.
Stefania "thường đến chơi với bà cụ để con mèo của tôi có thể chơi với Tommaso". "Những ngày cuối bà yếu đi nhiều và cần có người dìu đi, tắm giặt và cho ăn nên tôi thường xuyên lui tới hơn và đã chăm sóc bà đến phút cuối", Stefania nói với Rome Daily. "Nhưng tôi cũng không ngờ bà có nhiều tài sản như thế".
Hiện Stefania chăm sóc chú mèo triệu phú Tommaso ở một địa điểm bí mật ở ngoại thành Rome.
Trước đây, danh hiệu mèo giàu nhất thế giới thuộc về Blackie, ở Anh, "thừa kế" 11,5 triệu USD từ chủ vào năm 1988.
Tuy nhiên, tài sản của Tommaso không là gì so với Gunther IV - con của Gunther III, cún cưng của một nữ bá tước người Đức. Gunther IV có tài sản lên tới 372 triệu USD.
Sơn Hà

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011

Giới trẻ: Hội chứng cắm đầu hưởng thụ?


Teen nuoi di dong Nen hay khong
 Ngaøy nay, trong xaõ hoäi cuûa chuùng ta coù xu theá chaïy theo moát, hay ñua ñoøi ñeå tìm kieám nhöõng khoaùi laïc, nhöõng ñam meâ…ñeå höôûng thuï, vaø coù theå cho ñaây laø nhöõng nhu caàu caàn thieát cuûa cuoäc soáng. Trong lónh vöïc höôûng thuï, toâi thaáy sôï haõi vaø ñau buoàn nhaát laø veà laõnh vöïc tính duïc, di ñoäng, thôøi @...raát noåi coäm trong giôùi treû. Giôùi treû hoâm nay laø nhöõng ñaïi dieän vaø deã nhaän thaáy nhaát cuûa “con ngöôøi höôûng thuï” ôû Vieät Nam.

Nhöõng ngöôøi ñaàu tieân coù söï töï chuû vôùi ñaàu toùc, quaàn aùo, thaân theå vaø cuoäc soáng tính duïc cuûa mình. Quan nieäm cuûa hoï veà phaùi tính hoaøn toaøn khaùc bieät vôùi quan nieäm cuûa caùc theá heä tröôùc. Ñoái vôùi nhieàu ngöôøi treû hoâm nay, veà phöông dieän tính duïc, cha meï hoï soáng quaù caâu thuùc, goø boù, coá chaáp, giaû taïo, haàu nhö khöôùc töø moät caùch voâ lyù moïi thuù vui vaø thöïc söï khoâng coù haïnh phuùc. Coøn hoï, hoï khoâng theå chaáp nhaän soáng quan nieäm caáu thuùc ñoù. Hoï muoán soáng trung thöïc vôùi loøng mình, soáng haïnh phuùc thöïc söï, daùm yeâu aøo aït vaø laäp töùc. Ñoái vôùi nhieàu ngöôøi haïnh phuùc löùa ñoâi chuû yeáu laø theo caùi nhìn Taây Phöông, bao haøm tröôùc tieân laø tình yeâu va tình duïc… vieäc noái keát chaët cheõ giöõa tình yeâu, tình duyeân vaø tình nghóa trong hoân nhaân truyeàn thoáng Vieät Nam bò coi nheï, chính vì vaäy thieáu haún söùc maïnh yeâu thöông, hi sinh vaø gaên boù[1]. Coù theå laáy moät ví duï ñieån hình treân trang web.www.thucdoan.net cuûa taùc giaû Vaên Thi vieát veà caùc anh chò sinh vieân thôøi “aloâ vaø @” nhö sau: Có thể dễ dàng nhận thấy trên các giảng đường ngày nay, phải tới 95% SV có di động và xe máy. Văn hóa “alô” trong lớp học đã trở thành một “hội chứng” gây nhiều phiền toái trong giờ học.

Người thì nhoay nhoáy nhắn tin, người thì thậm thụt cúi xuống gầm bàn nghe điện thoại... Không ít thầy giáo ức chế vì bị những hồi chuông điện thoại đủ các kiểu ngắt quãng bài giảng. Những thầy nghiêm khắc khi bước vào lớp thường đề nghị SV tắt di động, có trường hợp thaày phải thu giữ máy của những người cố tình “quên”. Những chuyện không đáng có này luôn làm ảnh hưởng đến không khí học tập của tập thể lớp.

Ngoài di động, xe máy thì quần áo thời trang là thứ không thể thiếu với những nữ SV sành điệu. Chạy theo mốt dường như là “bệnh” của một số nữ sinh tỉnh lẻ. Quần này áo nọ là đề tài không bao giờ chán trong các cuộc “buôn dưa lê”. Hàng hiệu, đồ độc tưởng chỉ dành cho các “tay chơi” Hà thành nay đã len lỏi đến các nữ SV ngoại tỉnh.

Năm đầu tiên lên Hà Nội, Huyền còn ngỡ ngàng với những chiếc váy xẻ quá cao, áo hở lưng, hở rốn. Nhưng chỉ đến cuối năm, cô đã trang bị cho mình một vài bộ như thế, cộng với cách trang điểm cầu kỳ lòe loẹt đã khiến cô đánh mất đi sự mộc mạc và vẻ đẹp dịu dàng của mình. Bước sang năm thứ ba, Huyền như “lột xác” hoàn toàn, cô đã lọt vào top 10 nữ sinh “sành điệu” nhất của khoa. Những nữ SV chạy theo lối sống đua đòi, coi vật chất là giá trị lớn nhất của cuộc sống thì luôn phải xoay xở bằng mọi cách để có tiền, như “tróc nã” cha mẹ hoặc đôi khi là “bán mình cho quỷ”, tiêu phí không thương tiếc những năm tháng tuổi thanh xuân. 

Ai cũng biết, tuổi trẻ thì phải nhiệt tình “chơi hết mình và học hết mình”. Nhưng nếu chỉ “chơi hết mình và quậy tới bến” thì e rằng họ chỉ tụt hậu và sẽ tự đào thải mình mà thôi[2].

Ñaây laø nhöõng ngöôøi ñang ngoài treân giaûng ñöôøng ñaïi hoïc, vaø ñang ñöôïc giaùo duïc-ñaøo taïo maø coøn nhö theá. Huoáng gì nhöõng ngöôøi khoâng coøn hoïc haønh, khoâng ñöôïc giaùo duïc thì thöû hoûi hoï seõ laøm nhöõng gì nöõa? Thaät laø ñau xoùt cho hoï, chæ bieát höôûng thuï, nhöng khoâng nghó tôùi nhöng töông lai ñaày kyø voïng cho cuoäc ñôøi. E raèng hoï ñaõ chaáp nhaän vôùi hieän taïi!

            Kẻ Bàng



[1]  NGUYEÃN THAÙI HÔÏP, Ñeå Hoï Lôùn Leân, Ñöùc Tin Vaên Hoaù, 2005, Tr. 87
[2]  VAÊN THI, Sinh Vieân Chôi  Sang, www.thucdoan.net

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

Linh Muc-Chung Nhan Duc Kito


              Vào ngày 16 tháng 03 năm 2009, trong diễn từ của Đức Thánh Cha Benedict XVI gửi cho Bộ Giáo sĩ nhân cuộc họp khoáng đại, trong thư ngài đã tuyên bố mở năm đặc biệt dành cho các linh mục, hay còn gọi là Năm Linh Mục. Khi đọc tin này, tôi thấy sự quan tâm rất đặc biệt của Đức Thánh Cha đã dành cho các linh mục. Đồng thời, ngài cũng thấy những điều mà ngài cần và phải có trách nhiệm đối với linh mục trong thời đại hôm nay. Do đó, trong bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Mauro Piacenza, Tổng thư ký Bộ Giáo Sĩ, về Năm Linh Mục, ngài đã nói lên mục đích mà Đức Thánh Cha muốn tỏ bày trong Năm Linh Mục như sau: Chúng ta đều biết Đức Thánh Cha đặc biệt chú ý đến cuộc sống, nền tu đức, việc thánh hóa và sứ mệnh của các Linh Mục. Như thế, có thể nói, Đức Thánh Cha quan tâm đến đời sống thiêng liêng và đời sống mục vụ của các linh mục đang đối diện với một thời đại có nhiều biến chuyển, trong đó điều đáng quan tâm nhất là giá trị con người, nếu không muốn nói là đang đánh mất căn tính nguyên bản của hành trình làm con Thiên Chúa. Điều đó cũng có nghĩa là ngài muốn hun đúc thêm cho các linh mục một sức sống, một nguồn nhựa sống thần linh hầu làm dậy men lại căn tính thật cho chính linh mục, cho thế giới, hay ít nhất là cho đoàn chiên mà Chúa đã giao phó cho các linh mục.

Trong chiều kích đó, người viết cũng muốn bám theo luồng ánh sáng mà Đức Thánh Cha đã thắp lên trong Năm Thánh Linh Mục này. Người viết không tham vọng nói lên điều gì lớn lao, nhưng đây là dịp đặc biệt mà tôi muốn suy tư chút gì nho nhỏ giữa một đại dương bao la hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho linh mục, để nói lên căn tính ơn gọi linh mục mà Thiên Chúa ban tặng một cách nhưng không.

1.      Chức Thánh (chức Linh mục) là hồng ân vô giá Chúa tặng ban

T một thụ tạo nhỏ bé và mọn hèn trong dương gian, nhưng Chúa đã đưa con lên hàng Khanh Tướng[1]. Thật là một ân ban mà con người không thể hiểu cho tần tượng bằng lý trí của loài người. Làm sao mà hiểu nổi, xét về mặt tự nhiên thì hôm qua mới chỉ là thầy, chỉ là anh và chỉ là…nhưng hôm nay được mọi người đều chúc mừng tân “Linh Mục” và từ đây được gọi là “Cha”! Và họ sẽ dành mọi điều quý trọng nhất cho cha. Nhưng đó là hồng ân, mà duy chỉ mình Thiên Chúa mới có quyền ban cho theo lòng nhân ái và ý muốn của Ngài để từ đó linh mục hằng luôn chúc khen Thiên Chúa suốt cuộc đời:

Theo ý muốn và lòng nhân ái của Người,
Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử
nhờ Đức Giê-su Ki-tô,
để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời,
ân sủng Người ban tặng cho ta
trong Thánh Tử yêu dấu. (Ep 1, 5-6)

Thánh Phaolo đã chỉ rõ và khẳng định ân sủng mà duy chỉ có Thiên Chúa Toàn Năng ban tặng cho những ai một lòng trung tín với Ngài. Do vậy, linh mục là hình ảnh và luôn mang nơi mình cả nhân thần của Đức Kitô. Bởi thế linh mục phải có trách nhiệm làm cho mọi người thấy được sự thiện hảo của Người. Vì linh mục là khí cụ trung gian mà Thiên Chúa dùng để truyền tải tình yêu của Ngài, và ngược lại con người cũng muốn gặp gỡ Thiên Chúa nơi linh mục: Thiên Chúa là sự phong phú duy nhất mà người ta ao ước tìm gặp nơi một linh mục.[2]

Như thế, hồng ân lớn lao đó không chỉ để ôm ấp, nhưng phải chia sẻ và phân phát cho mọi người. Sứ mạng đó các tân chức đã được Đức Giám mục truyền trong ngày nhậm chức: Các con tin những điều các con đã được học, dạy người ta những điều các con đã tin và hãy thực hành những điều con đã dạy.

2.      Chức Thánh là để phục vụ

Khởi nguồn từ Đức Giêsu là linh mục Thượng Phẩm, Ngài đã nói: Thầy đến không phải để được phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người (Mc 10,45). Đời linh mục là một cuộc đời ra đi và ra đi dẫm theo bước chân của Thầy Giêsu. Vì ra đi trong hân hoan của hồng ân vô giá mà Thiên Chúa đã ban tặng cho đời linh mục. Được lớn lên và được mời gọi gữa muôn người, chức thánh cũng được chọn để ra đi vui đời phục vụ cho Thiên Chúa và mang Đức Giêsu tới khắp bốn phương. Noi gương thánh Thánh Gioan Maria Vianney là: “Một mục tử tốt, một mục tử theo con tim của Thiên Chúa, đó là kho tàng lớn nhất mà Thiên Chúa nhân lành có thể ban cho một giáo xứ, và là một trong những hồng ân quí giá nhất của lòng từ bi Chúa” (Le Curé d'Ars, Pensées, présentés par l'abbé Bernard Nodet, DDB, Foi Vivante, 2000, p.101)[3]. Có thể nói, cuộc đời linh mục là một mầu nhiệm, nếu chúng ta không nhờ ơn Chúa giải bày thì chúng ta không thể hiểu được: Tại sao họ ra đi và dấn thân làm chứng và rao truyền Lời Chúa một cách quyết liệt như thế? Từ lúc tôi chưa có, từ lúc tôi trong lòng mẹ và từ lúc tôi sống giữa muôn người thì Ngài đã chọn tôi! Và từ tiếng gọi rất riêng tư và rất linh thiêng đó, sứ mạng linh mục được Chúa chăm nom từng ngày và từng giờ. Mọi ý định và việc thụ huấn đều được xây trên nền tảng và căn tính của Linh mục thượng phẩm Giêsu. Như thế, đời sống của linh mục là phục vụ cách nhưng không thì cũng cho lại nhưng không như vậy. Điều này hầu giúp linh mục tái khám phá sự cao trọng của hồng ân mà làm cho linh mục mãi mãi đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu và thánh hóa linh mục trong sự thật (Ga 17,19). Đành rằng có những chướng ngại vật luôn ngăn cản, nhưng ơn Chúa không những giúp các ngài chiến thắng, mà còn: ơn nghĩa Chúa thấm vào ngôn ngữ, mở miệng ra là chữ chân thành, chính Ngài thúc đẩy tâm linh, đi tìm chân lý thật tình say sưa (Thánh thi, Kinh Sáng, thứ 3, tuần III, Sách Các Giờ Kinh Phụng Vụ).

3.      Linh mục là người chứng nhân khôn ngoan và trung tín?

Đối với linh mục, địa bàn của đời sống nội tâm chính là sự suy niệm (nguyện ngắm). Chính từ suy niệm mà ta tìm được hai nguồn mạch phong phú thiêng liêng, đó là: Sự khôn ngoan và lòng bác ái.[4] Hành trình đời linh mục là một chuổi ngày tháng làm chứng cho Thầy Giêsu. Nhưng vấn đề làm chứng bằng cách nào, như thế nào mới đem lại hoa trái cho Thiên Chúa và cho Giáo hội. Có lẽ linh mục phải bám lấy điều Thầy Giêsu đã dạy: Anh em hãy khôn ngoan như con rắn và hiền lành như bồ câu (Mt 10,16).

Thực sự khi nói điều đó xem ra dễ dàng, nhưng thực tiễn mới là điều khó.  Do đó, trong thánh lễ truyền chức, tân linh mục sẽ xin ơn khôn ngoan để phục vụ và sống cho trọn đời linh mục. Cuộc sống linh mục luôn gắn với sự khôn ngoan và lòng trung tín, nếu không sẽ dễ dàng xa lánh Thiên Chúa. Tự bản chất, thiên Chúa là Khôn Ngoan và một lòng Trung Tín, nên linh mục phải thường xuyên kết hiệp với Chúa để luôn có nguồn ơn khôn ngoan va lòng trung tín. Căn tính của linh mục là thế, nhưng vì cuộc sống và sự tương quan, đôi khi có những thiếu sót lẫm lỗi, nhưng chính lúc đó linh mục nhận biết để xa lánh thì là một sự tuyệt hảo, vì như thánh Phaolô nói: khi tôi yếu, đó chính là lúc tôi mạnh” (2Cr 12,10).

Thế giới ngày nay, tương lai hay quá khứ thì hình ảnh linh mục vẫn luôn là hình ảnh của Đức Kitô. Và nếu có khác thì khác về cách thức và diễn tả mà thôi, còn căn tính và bản chất hình ảnh của linh mục là thánh thiện, can đảm, khôn ngoan và trung tín để rao truyền Đức Kitô cho thế gian, vì thế gian đang mong đợi.

Linh mục là chứng nhân của Đức Kitô. Việc chứng nhân đó phải bắt nguồn từ mầu nhiệm Ba Ngôi và căn tính của tình yêu hiệp thông trọn vẹn. Điều này, linh mục phải làm chứng bằng khí cụ trung gian bắc cầu giữa Thiên Chúa và giáo dân. Nghĩa là phải diễn tả được tình yêu Thiên Chúa cho giáo dân thấy và để họ tri biết hương vị tình yêu tuyệt hảo đó. Đồng thời linh mục cùng tạo dịp và cơ hội để cho họ tiếp cận và diện kiến với Thiên Chúa. Cũng có nghĩa, linh mục luôn phải sống trong-sống với Đức Kitô và sống cùng giáo dân, đây cũng là cơ hội để linh mục sống lại mầu nhiệm khi lãnh nhận chức thánh, chức dành cho cộng đoàn, hầu thánh hóa toàn vẹn nhờ sứ mạng làm chứng.

Sứ mạng của Giáo hội là loan truyền Tin Mừng cho thế gian. Vậy để thế gian được nhận biết Chân Lý thì buộc phải có những chứng nhân, mà linh mục là những chứng nhân tiên phong của Đức Kitô, vì họ được xây dựng trên căn tính của Thầy Giêsu. Khi được lãnh nhận thừa tác, lúc đó cũng là lúc mang sứ mạng chứng nhân và coi sóc Dân Chúa. Vì thế, linh mục là người khôn ngoan trực tiếp thay mặt Chúa để hướng dẫn dân Người và đưa đoàn chiên về một Chúa Chiên. Vì thế, linh mục khôn ngoan và trung tín là: hãy chăn dắt doàn chiên mà Thiên Chúa đã giao phó cho anh em: lo lắng cho họ không phải vì miễn cưỡng, nhưng hoàn toàn tự nguyện như Thiên Chúa muốn, không phải vì ham hố lợi lộc thấp hèn, nhưng vì lòng nhiệt thành tận tụy. Đừng lấy quyền mà thống trị những người Thiên Chúa đã giao phó cho anh em, nhưng hãy nêu gương sáng cho đoàn chiên (1 Pr 5, 2-3)   

4.      Moät vaøi caûm nhaän vaø suy tö về đời sống linh mục

a.      Đời sống thiêng liêng là nền tảng

Ngạn ngữ Mỹ có câu: Sắc đẹp là hoa, còn đạo đức là quả của cuộc đời. Người ta quan niệm thế đó, cái gì là bề ngoài thì không bằng cái bên trong, không giá trị bằng cái bên trong. Nghĩa là, nền tảng để làm cho con người trở thành người thực sự là đức hạnh, chứ không phải do đẹp trai hay đẹp gái, cũng không phải nói hay hoặc nhiều tài. Nếu là người mà không có đạo đức, hay đạo đức kém thì đời người không hoàn bị đối với ngôi vị của chính mình.

Theo tôi, linh mục là người trung gian, người thay mặt Chúa để đồng hành và chia sớt với dân mà Chúa giao phó. Do vậy, đời sống thiêng liêng rất cần thiết với linh mục, nếu không muốn nói là phải cần thiết trong từng giây từng phút. Thánh Ambrôsiô nói rằng: Hỡi linh mục, khốn cho cha, nếu dần dần cha bỏ cầu nguyện, rồi đi đến quyên nhận biết mình, quyên bổn phận và trách nhiệm được trao phó cho cha, rồi cha bắt đầu sống thiếu ý thức thánh thiện, sống buông thả, bị những điều xấu từng ngày đục khoét, rút rỉa, đang khi cha đang cầu van xin ánh sáng của Chúa.[5] Vì linh mục là người mang Chúa đến cho người ta gặp gỡ, hay ngược lại, người ta cần gặp gỡ Chúa qua linh mục. Như thế, nơi con người và cuộc sống của linh mục phải luôn có Chúa, vì Chúa là gia nghiệp đời con. Giáo Hội đang cần những linh mục thánh thiện; cần những thừa tác viên giúp các tín hữu cảm nghiệm lòng từ bi thương xót của Chúa và là những chứng nhân đầy xác tín về tình yêu này[6]. Đời sống thiêng liêng là thiết yếu nhất cho linh mục, thứ đến mới đời sống mục vụ. Đời sống thiêng liêng như là nguồi suối làm tươi mát đồng lúa, làm cho đời linh mục luôn mang một tâm tình vui đời phục vụ. Như thánh Augustin: Yêu đi rồi muốn làm gì thì làm. Linh mục là biểu tượng của tình yêu, là biểu tượng của Đức Giêsu, vì Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4, 8). Đời sống thiêng liêng nghiêm túc là nền tảng hầu mang lại hiệu quả trong công việc mục vụ và xứng hợp với thiên chức của ngài. Ðể chức vụ đó thực sự là nguồn mạch đời sống thánh thiện, cần phải thỏa đáng các điều kiện: các ngài phải tỏ ra "dễ dạy" với ơn thánh, biết lắng nghe theo tinh thần của Chúa Kitô, Ðấng đã hiến mang sống mình cho các ngài và còn tiếp tục dìu dắt các ngài. Một khi hoạt động nhiệt thành với tinh thần bác ái mục vụ các ngài sẽ ứng dụng trong chính đời sống của các ngài lời Chúa mà các ngài rao truyền, các ngài cũng tự hiến thân cho Chúa cùng với Thánh Lễ các ngài dâng để rồi hiến thân cho những người các ngài coi sóc như những đấng chăn chiên thật. Ðời sống Linh Mục vì thế trở nên duy nhất và hòa hợp vì chức vụ của các ngài giúp sống nội tâm, và đời sống nội tâm lại soi dẫn hoạt động tông đồ. Các ngài được mời gọi noi gương Chúa Giêsu, Ðấng coi "của ăn của Người là làm theo Thánh Ý Ðấng đã sai Người và hoàn thành công việc của Ngài".[7]

            Như thế, đời sống linh mục xem ra khác thường với đời sống trần tục? Đúng, vì các ngài đã chọn một cuộc sống theo Đức Giêsu. Bởi vậy các ngài phải có một cuộc sống tách khỏi những nếp sống coi như thế tục, và thay vào đó là một đời sống được nuôi dưỡng và bao bọc bởi tình thương và lòng mến của Thiên Chúa qua đời sống thiêng liêng của ngài. Vì mục đích và cứu cánh hay nói cách khác căn tính của linh mục, “là” linh mục chứ không “làm” linh mục, đây là một khế ước muôn đời chứ không phải tạm thời. Thế nên bản chất linh mục phải luôn đi trước hành động hầu làm sáng danh Thiên Chúa Ba Ngôi chứ không phải làm vinh danh cho bản thân linh mục.

b.      Nhng thách đố của linh mục trong thời đại ngày nay

Các linh mục ngày nay phải làm quen nếu không muốn nói là phải đối diện với xã hội có nhiều biến chuyễn, với những trào lưu văn hóa, với sự phát triển hiện đại và phong phú của khoa học kỹ thuật, đồng thời có những thay đổi về cơ chế chính trị. Những điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc loan báo Tin Mừng, cai quản và sinh hoạt của các ngài. Vì thế, trong những hoàn cảnh đó, hơn bao giờ hết ngoài những giáo huấn của Giáo hội, linh mục phải bám và cậy trong vào ơn Chúa một cách mãnh liệt, nghĩa là: Tôi sống nhưng không phải tôi sống mà là chính Đức Kitô sống trong tôi (Gl 2, 20).

Trong công việc mục vụ, sự đòi hỏi của giáo dân đối với linh mục quả là một điều đầy phiền toái. Thực sự, linh mục đang phục vụ cộng đoàn không phải riêng một thứ việc, nhưng là nhiều thứ việc. Bên cạnh đó, giáo dân luôn đòi hỏi linh mục phải đáp ứng một cách đầy đủ cho từng việc họ cần, cho từng giáo dân. Do vậy, nhiêu lúc vì áp lực công việc, một phần giáo dân không thông cảm thiếu tế nhị nên đôi lúc đã xẩy ra những chuyện không tốt giữa giáo dân va linh mục. Linh mục là người công chúng, nên dễ gì mà đáp ứng, hay sống vừa lòng với hết thảy mọi người được. Cùng một vấn đề, nhưng kẻ này khen hay, kẻ kia thì chê dỡ, luôn sống với cảnh làm dâu trăm họ. Có nhiều nơi, giáo dân thường phàn nàn cha xứ giảng dài, làm lễ lê thê, sống hướng ngoại nhiều hơn, hay nóng nảy, ít thăm hay gặp gỡ giáo dân…và ngược lại. Trong hoàn cảnh này, chính là lúc thanh luyện và giúp linh mục thi hành nhánh ý của Chúa, như thánh Phao lô nói:  Những thử thách đó nhằm tinh luyện đức tin của anh em là thứ quý hơn vàng gấp bội, vàng là của phù vân, mà còn phải chịu thử lửa (1Pr 1,7).   

Ngoài những khía cạnh khách quan, cũng cần nhận định đôi chút về vấn đề chủ quan. Thật sự tôi cũng ngại nói đến những vấn đề mà mình không muốn nói, nhưng trong năm đặc biệt này, thôi thì cũng gan dạ chút để nói những gì mình đã mắt thấy tai nghe, đồng thời cũng là dịp để mình suy gẫm cho con đường mà mình đang bước đi. Có lễ đây cũng là một thách đố lớn cho cho ơn gọi linh mục! Nói đến linh mục, tôi nghĩ ngay đến trách nhiệm và nghĩa vụ của các ngài, đó là: công bố Tin Mừng, cử hành các Bí tích và Á Bí tích, phục vụ cộng đoàn và gặp gỡ mọi người. Nhưng trong thực tế, có đôi lúc các ngài thi hành quá nhiều việc đến nỗi lơ là đời sống thiêng liêng của chính mình, chứ chưa nói đến trách nhiệm cử hành phụng vụ và bí tích cho cộng đoàn. Cũng lắm lúc các ngài quan tâm đến việc xây nhà thờ, nhà xứ, mua xe hơi, kinh doanh bất động sản … hơn là xây dựng niềm tin và lòng mến cho giáo dân! Nếu cứ mãi như thế thì sứ mạng làm chứng cho Đức Kitô có phù hợp chưa? Nếu muối mà nhạt đi, thì lấy gì muối cho mặn lại?(Mt 5, 13).

Nhưng tự căn tính thì linh mục vẫn là chứng nhân của Đức Kitô. Cho là thế này hay thế kia đi chăng nữa thì đó là những thành phần nhỏ, bên cạnh đó còn biết bao chiến sỹ chứng nhân của Chúa đang ngày đêm phục vụ và rao giảng Tin Mừng bằng nhiều khía cạnh và khả năng của các ngài. Đức Giêsu, Thầy chí thánh của chúng ta cũng phải thử thách trăm chiều, nhưng vẫn chiến thắng; Giáo hội, hiền thể của chúng ta đã có lúc giống như tật nguyền vô dụng, nhưng nhờ Thần Khí hiền thê vẫn hiên ngang tiến bước. Giáo hội phong phú và phát triển là nhờ sự cộng tác, hy sinh và nhiệt thành của các ngài. Giáo dân được bình an là nhờ các ngài như khí cụ và là người trung gian mang ơn phúc của Chúa đến cho họ.

Tóm lại, trách nhiệm của chúng ta là phải có lòng nhiệt thành với các ngài qua lời cầu nguyện, qua sự cộng tác và qua sự cảm thông trong tình yêu mến của Thiên Chúa. Tôn kính các ngài qua chức thánh mà Thiên Chúa đã trao ban để phục vụ chúng ta, đồng thời nhìn vào gương Đức Giêsu là linh mục Thượng Phẩm và biết bao linh mục thánh thiện, nhiệt tình, hăng say và hy sinh đã, đang và sẽ làm chứng cho Chúa cả cuộc đời. Điều này, chúng ta phải thể hiện một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn trong Năm Linh Mục này, để “dầu thức hay ngủ, chúng ta chũng thuộc về Người”(1Tx 5,10). 



Nguyễn văn Bàng, svd



[1] KIM LONG, Baøi haùt: Tình yeâu Thieân Chuùa
[2] ÑTC Beâneâñictoâ XVI, Diễn từ trong cuộc họp khoáng đại với Bộ Giáo sĩ, ngày 26/05/2009
[3] Trích lại trong bài:Sứ điệp của Đức Thánh Cha gửi cho các Linh mục tĩnh tâm tại họ Ars, Pháp, ngày 2/10/2009
[4] Hoàng Y BERTRAM, Ñaëc suûng cuûa ñôøi Linh muïc, NXB Toân Giaùo, tr 24
[5] BENOIT VALUY,SJ, Ñôøi soáng linh muïc, Lm Vinh Sôn Ñònh chuyeån ngöõ, 2001, tr 3
[6] ÑTC Beâneâñictoâ XVI, Baøi dieãn vaên khai maïc Naêm Linh Muïc, ngaøy 19/06/2009
[7] Vatican II, Sắc lệnh về đời sống và chức vụ Linh mục(PO), Lời giới thiệu, số 4, a

Thong Ke GHCG 2011

Thống kê Giáo Hội Công giáo 2011


Thống kê Giáo Hội Công giáo 2011

WHĐ (24.10.2011) / Fides – Hằng năm, nhân Ngày Thế giới Truyền giáo, hãng tin Fides đều đưa ra toàn cảnh hoạt động truyền giáo của Giáo Hội Công giáo trên toàn thế giới. Các con số thống kê về nhân sự và cấu trúc của Giáo Hội trong các lĩnh vực mục vụ, y tế, giáo dục và viện trợ được Fides lập thành bảng biểu, dựa theo ấn bản mới nhất của Sách Niên giám của Giáo Hội (31-12-2010). Các thay đổi –tăng hay giảm– so với năm trước được để trong dấu ngoặc: dấu cộng (+) là tăng, dấu trừ (-) là giảm, dấu bằng (=) nghĩa là không thay đổi.

Năm nay 2011, Ngày Thế giới Truyền giáo là Chúa nhật 23 tháng Mười.

Dân số thế giới – Tín hữu Công giáo

Châu lục
Dân số
Tín hữu Công giáo
Tỉ lệ
Châu Phi
993.400.000 (+19.983.000)
179.480.000 (+6.530.000)
18,06 % (+0,3)
Châu Mỹ
921.924.000 (+8.744.000)
583.012.000 (+5.863.000)
63,23 %(+0,04)
Châu Á
4.114.586.000 (+47.702.000)
125.860.000 (+1.814.000)
3,06 %(+ 0,01)
Châu Âu
710.959.000 (+1.850.000)
284.030.000 (+597.000)
39,95 % (- 0,02)
Châu Đại dương
35.830.000(+967.000)
9.283.000(+147,000)
25,91 % (- 0,3 )
TỔNG CỘNG
6.777.599.000 (+79.246.000)
1.180.665.000 (+14,951,000)
17,42%(+ 0,02)
Số dân / Số tín hữu Công giáo trên một linh mục
Châu lục
Số dân trên một linh mục
Số tín hữu Công giáo trên một linh mục
Châu Phi
27.322(-313)
4.882(+25)
Châu Mỹ
7.521(+70)
4.749(+32)
Châu Á
49.402(-628)
2.270(-30)
Châu Âu
3.721(+42)
1.487(+16)
Châu Đại dương
7.521(+181)
1.948(+25)
TỔNG CỘNG
13.154(+139)
2.876 (+27)
Giáo khu – Điểm truyền giáo
Châu lục
Giáo khu
Điểm truyền giáo
có linh mục
Điểm truyền giáo
không có linh mục
Châu Phi
521 (+3)
564 (+280)
73.695(+2.143)
Châu Mỹ
1.078 (+2)
213 (+94)
14.336 (+2.131)
Châu Á
530 (+6)
997 (-69)
42.042(+937)
Châu Âu
748 (=)
37(-110)
79 (-30)
Châu Đại dương
79 (=)
39 (-10)
796 (+278)
TỔNG CỘNG
2.956 (+11)
1.850 (+185)
130.948 (+5.459)

Giám mục

Châu lục
Tổng số giám mục
Giám mục giáo phận
Giám mục dòng
Châu Phi
681 (+12)
490 (+2)
191 (+10)
Châu Mỹ
1.899 (+23)
1.329(+19)
570 (+4)
Châu Á
746 (+6)
548 (+1)
198 (+5)
Châu Âu
1.607 (+20)
1.373 (+17)
234 (+3)
Châu Đại dương
132 (+2)
88 (+3)
44 (-1)
TỔNG CỘNG
5.065 (+63)
3.828 (+42)
1.237 (+21)

Linh mục

Châu lục
Tổng số linh mục
Linh mục giáo phận
Linh mục dòng
Châu Phi
36.766(+1155)
24.863(+888)
11.903 (+267)
Châu Mỹ
122.567(+413)
81.411(+946)
41.156 (-533)
Châu Á
55.441 (+1519)
32.517 (+780)
22.924 (+739)
Châu Âu
191.118(-1,674)
133.997(-1105)
57.058(-569)
Châu Đại dương
4.764(+14)
2.754(+26)
2.010(-12)
TỔNG CỘNG
410.593 (+ 1.427)
275.542 (+1.535)
135.051 (-108)

Phó tế vĩnh viễn

Châu lục
Tổng số
Phó tế vĩnh viễn
Phó tế vĩnh viễn
giáo phận
Phó tế vĩnh viễn
dòng tu
Châu Phi
406 (-6)
384 (-2)
22(-4)
Châu Mỹ
24.582(+552)
24.372(+623)
210 (-71)
Châu Á
166 (+23)
130 (+15)
36 (+8)
Châu Âu
12.655(+326)
12.362(+359)
293 (-33)
Châu Đại dương
346 (+57)
344 (+58)
2(-1)
TỔNG CỘNG
38.155 (+ 952 )
37.592(1.053)
563 (-101)
Tu sĩ nam nữ
Châu lục
Nam
Nữ
Châu Phi
8.310(+294)
64.980(+1249)
Châu Mỹ
16.792(-195)
198.376(-4681)
Châu Á
10.050(-60)
162.261(+1399)
Châu Âu
17.652(-445)
294.503(-7468)
Châu Đại dương dương
1.425 (-6)
9.251(-196)
TỔNG CỘNG
54.229 (-412)
729.371 (-9.697)
Hội viên Tu hội đời
Châu lục
Nam
Nữ
Châu Phi
81(+5)
768 (+37)
Châu Mỹ
253 (+3)
5.866(-30)
Châu Á
44(-1)
1.849(+180)
Châu Âu
360 (-13)
17.734(-574)
Châu Đại dương
1(=)
43(+1)
TỔNG CỘNG
737 (-6)
26.260 (-386)
Thừa sai giáo dân và giáo lý viên
Châu lục
Thừa sai giáo dân
Giáo lý viên
Châu Phi
5.237(+736)
426.788(+19.538)
Châu Mỹ
286.063(-1531)
1.842.449(+36.319)
Châu Á
23.545(+3774)
323.907(+13.365)
Châu Âu
5.091(+428)
551.451(-994)
Châu Đại dương
290 (-17)
15.482(+287)
TỔNG CỘNG
320.226 (+3.390)
3.151.077 (+68.515)
Đại chủng sinh giáo phận và dòng tu
Châu lục
Tổng số
Đại chủng sinh
Đại chủng sinh
(giáo phận)
Đại chủng sinh
(dòng tu)
Châu Phi
26.172(+565)
17.549(+425)
8.623(+140)
Châu Mỹ
35.992(-60)
24.214(-353)
12.228(+293)
Châu Á
33.458(+781)
15.499(+121)
17.889(+660)
Châu Âu
21.846(-347)
13.263(-136)
7.583(-211)
Châu Đại dương
1.056(+15)
694 (-14)
366 (+29)
TỔNG CỘNG
117.978 (+954)
71.219 (+43)
46.759 (+911)
Tiểu chủng sinh giáo phận và dòng tu
Châu lục
Tổng số
Tiểu chủng sinh
Tiểu chủng sinh
(giáo phận)
Tiểu chủng sinh
(dòng tu)
Châu Phi
51.927(+1765)
45.638(+1483)
6.289(+282)
Châu Mỹ
15.054(-337)
10.573(-264)
4.481(-73)
Châu Á
24.530(+211)
15.345(-97)
9.185(+308)
Châu Âu
12.174(-61)
7.323(-18)
4.851(-43)
Châu Đại dương
306 (+53)
263 (+51)
43(+2)
TỔNG CỘNG
103.991 (+1.631)
79.142 (+1155)
24.849 (+476)
Trường học và học sinh
Nhà trẻ
& mẫu giáo
Số trẻ
Trường Tiểu học
Sĩ số
Trường Trung học
Sĩ số
Sinh viên cao đẳng
Sinh viên
đại học
68.119
6.522.320
92.971
30.973.114
42.495
17.114.737
2.288.258
3.275.440
Bệnh viện, Dưỡng đường, Cơ sở bác ái từ thiện
Bệnh viện
Dưỡng đường
Trung tâm
chăm sóc bệnh nhân phong
Nhà cho người già và người khuyết tật
Cô nhi viện
Trường Đào tạo Y tá
Trung tâm tư vấn hôn nhân
Trung tâm giáo dục & phục hồi
Các cơ sở khác
5.558
17.763
561
16.073
9.956
12.387
13.736
36.933
12.050
Thống kê mới nhất, tính đến ngày 1-10-2011 về con số các địa hạt do Bộ Loan báo Tin Mừng cho các Dân tộc (Bộ Truyền giáo) đảm trách (gồm Tổng Giáo phận, Giáo phận, Đan viện tòng thổ, Hạt đại diện Tông tòa, Hạt Phủ doãn tông tòa, Hạt Giám quản tông tòa, Vùng truyền giáo tự lập, Giáo phận quân đội) nhưsau:
Châu lục
Số địa hạt
Châu Phi
499
Châu Mỹ
85
Châu Á
473
Châu Đại dương
46
TỔNG CỘNG
1103

(Theo www.fides.org, 21-10-2011)